Giới thiệu về ốc kèn
Ốc kèn quý hiếm và đắt đỏ nhất trong thế giới ốc biển vì thịt chứa nhiều dinh dưỡng, có giá trị về mặt y học và vỏ của chúng được dùng làm đồ trang trí, có giá khoảng vài chục USD/vỏ lớn đẹp ở thị trường mua bán vỏ ốc biển trên thế giới.
Có rất nhiều lời đồn thổi về khả năng chữa ung thư của ốc kèn, tuy nhiên đó chỉ là chiêu trò đẩy giá lên cao ngất ngưởng của giới con buôn, mà chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học chính thống nào được công bố về vấn đề này, nhưng không thể phủ nhận vị trí và các ưu thế nổi trội của ốc kèn.
Ốc kèn có hình xoắn dài như loa kèn, vỏ có lông mịn màu lông bò, nhìn rất mềm mại và đẹp mắt, hình dáng cũng “thon thả, quý phái”. Từ lâu ốc kèn đã được coi là món ngon đặc biệt trong những đặc sản biển bởi thịt của nó giòn, ngọt, ngon và bổ dưỡng, gan ốc kèn còn ngon hơn gan ốc hương gấp nhiều lần.
Ốc kèn phân bố nhiều nhất là ngoài khơi bờ biển thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Bình Thuận và nhất là Vũng Tàu. Chúng thuộc chi Hemifusus, họ Melongenidae. Biển Việt Nam có đến hơn 5 loại ốc kèn sinh sống gồm Hemifusus colosseus (Colossal False Fusus, tên tiếng Anh là Giant stair snail, hay còn gọi là ốc kèn láng); Hemifusus ternatanus (Ternate False Fusus, ốc kèn sừng); Hemifusus carinifera (ít gặp hơn, gần giống ốc kèn sừng tuy nhiên miệng rộng, mình tròn và ngắn hơn); Hemifusus tuba (Tuba False Fusus); Hemifusus pugilinus…trong đó ốc kèn láng và ốc kèn sừng phổ biến hơn cả.
Trên thế giới, ốc kèn đa phần sinh sống ở các vùng biển tương đối ấm và độ mặn cao, chúng phân bố rải rác ở Trung Quốc (dọc bờ biển các tỉnh Chiết Giang, Quảng Đông, Quảng Tây và đảo Hải Nam), Nhật Bản, phía Tây Thái Bình Dương và một số nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Thái Lan.
Giá trị dinh dưỡng
Ốc kèn được đánh giá là loại ốc biển rất quý hiếm không những về giá trị dinh dưỡng mà cả về mặt y học của chúng. Một số nghiên cứu từ Trung Quốc cho hay, ốc kèn sừng Hemifusus ternatanus có khả năng kích thích sự trao đổi chất ở thận và chúng thường được phơi khô để làm thực phẩm chức năng cao cấp bên Trung Quốc.
Nghiên cứu công bố ngày 20-01-2013 của nhà khoa học Thụy Điển S. Sugesh đã được thực hiện để sàng lọc các hoạt động kháng khuẩn của loài ốc kèn Hemifusus pugilinus. Toàn bộ cơ thể của chúng được chiết xuất trong ba dung môi khác nhau như ethanol, methanol và nước. Các đặc tính kháng khuẩn được nghiên cứu sử dụng 10 vi sinh vật gây bệnh ở người như Escherichia coli, Klebsiella oxytoca, K. pnuemoniae, Lactobacillus vulgaris, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, S. paratyphi, Staphylococcus aureus và Vibrio paraheamolyticus. Các chiết xuất ethanol của Hemifusus pugilinus cho thấy hoạt tính kháng khuẩn tối đa chống lại E. coli (8 mm) và hoạt tính tối thiểu đối với Vibrio paraheamolyticus (2 mm), chiết xuất Methanolic có hoạt tính cao nhất trong E. coli (6 mm) và hoạt tính thấp nhất đối với S. paratyphi (1 mm) và chiết xuất nước có hoạt tính kháng khuẩn chống lại E. coli K. oxytoca và S. paratyphi. Các chiết xuất thô được tinh chế bằng sắc ký cột silica gel với 11 phần. Trong đó E: M, 16: 4, 12: 8, 10:10, cho thấy vùng ức chế tối đa đối với E.coli (4 mm), K. oxytoca (4 mm), K. pneumoniae (3 mm), L Vulgaris (4 mm) và V. parahemolyticus (5 mm). 18: 2, 8:12, 6:14, 4:12 và 2:18 với những phân số này cho thấy các hoạt động tối thiểu chống lại tất cả các dạng vi khuẩn gây bệnh.
Tại Việt Nam, ốc kèn thường được dùng để ngâm rượu khi còn sống cùng với đẻn kim, cá ngựa, hải long…Đây là bài rượu thuốc rất nổi tiếng ở Sa Huỳnh – Quảng Ngãi để trị hiếm muộn.
Ngoài hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng ứng dụng làm thuốc trong y học, việc đánh bắt ốc kèn quá mức khiến loài ốc này dần trở nên rất khan hiếm mà ít người có dịp thưởng thức. Vì vậy, việc tìm kiếm và mua được ốc kèn rất khó, nhất là loại ốc ngon, vì những con lớn tầm 8 lạng/con trở lên đều xuất khẩu qua Trung Quốc, Hong Kong và Nhật Bản với giá cao (hơn 1 triệu/kg).
Cách chế biến ốc kèn
Có nhiều cách chế biến ốc kèn như: nướng sả, hấp, chiên tẩm bột, nấu cháo… Món cháo ốc kèn thực hiện như sau: ốc mua về, đập nhẹ vỏ, chỉ lấy phần thịt màu ngà, rửa nhiều lần với nước sạch để ráo và xắt mỏng ướp với gia vị như hành tím, tiêu, bột nêm… Phi dầu với hành tím cho thơm, bỏ thịt ốc kèn đã ướp vào đảo đều cho chín. Sau đó đổ vào nồi cháo đã nấu nhừ, chờ sôi vài dạo nêm nếm lại, nhắc xuống múc ra bát, cho thêm rau thơm xắt nhỏ như ngổ điếc, hành lá
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.